Nội dung chính
Sự tiện lợi của túi ni lông thì chẳng ai là không công nhận. Vì không chỉ bền, dẻo, mỏng, nhẹ. Mà còn tiện dụng nữa, giờ ra chợ mua 1-2k hành lá thôi cũng được “tặng kèm” một chiếc túi ni lông. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết tác hại của túi nilong. Và nó ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau nhé.
Túi ni lông được làm từ nguyên liệu và có đặc tính gì?
Tuy được làm từ các nguyên liệu khác nhau. Nhưng chủ yếu vẫn là được sản xuất từ hạt nhựa Polyetilen (PE) và polypropilen (PP), chúng có nguồn gốc từ dầu mỏ và một số hóa chất từ phụ gia khác.
Đặc tính cơ bản của túi ni lông như là: độ bền cơ học tốt, trong suốt, bề mặt bóng mịn, chống thấm nước nhưng lại chống thẩm thấu khí kém.
Phân loại túi Ni lông:
Túi được sản xuất từ nhựa HDPE:
Đối với túi ni lông được sản xuất từ nhựa HDPE thường có độ trong, độ bóng bề mặt ở mức trung bình. Độ mềm dẻo kém, và có độ cứng nhất định, dễ gập nếp. Và tạo ra những âm thanh “xột xoạt” nghe rất vui tai. Túi xốp HDPE thường hay xuất hiện ở ngoài chợ, và các cửa hàng nhỏ,…
Túi ni lông làm từ màng LDPE.
Đặc điểm của loại túi này là có độ trong, bề mặt mịn, và bóng hơn với loại túi xốp HDPE. Vì độ dẻo dai, cũng như mịn hơn. Nên giá thành túi cũng cao hơn với túi HDPE. Đương nhiên giá thành cao hơn, độ dẻo dai hơn, mịn hơn thì sẽ dẫn đến việc chất lượng túi cũng tăng rồi.
Chúng ta sẽ bắt gặp những loại túi này trong những công ty, doanh nghiệp. Khi mà họ thường quảng cáo sản phẩm, in logo, thương hiệu.
Túi ni lông làm từ nhựa PP.
Độ bền cơ học của loại này cao hơn 2 loại kia. Và khá cứng, nên không mềm dẻo, và khó bị kéo giãn dọc như nhựa HDPE hay LDPE. Đặc biệt, túi này độ bóng, mịn, sức bền tốt, khả năng chống thấm khí, thấm nước. Nên thường được làm túi đựng thực phẩm, bảo quản hàng hóa, hoặc màng chít pallet để bọc hàng hóa – thực phẩm.
Hạn chế sử dụng túi ni lông là việc nên làm:
Để sản xuất được 1 chiếc túi, họ cần phải sử dụng một số chất phụ gia như phẩm màu, kim loại nặng (chì, cadimi,..) Chất hóa dẻo,.. Tất cả đều nguy hại đến chính sức khỏe của con người.
Ở nhiệt độ khoảng 70-80oC, các chất này sẽ hòa tan vào thực phẩm. Tóm lại là sự ảnh hưởng đối với sức khỏe là rất lớn.
Không chỉ thế, sử dụng túi còn làm ảnh hưởng đến môi trường:
Có thể nói, hầu hết túi ni lông được sản xuất từ PE và PP là những chất rất khó bị phân hủy. Có khi phải mất đến hàng trăm năm mới có thể phân hủy hết (đấy là theo cách truyền thống) Nên việc sử dụng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường, gây xói mòn đất, dẫn đến kém chất dinh dưỡng, từ đó làm cho cây trồng chậm phát triển. Ứ đọng chất thải và ngập úng gây ra vi khuẩn gây bệnh.
Giảm thiểu sử dụng túi nilông cũng là bảo vệ môi trường biển đấy.
Tiêu hủy túi ni lông như thế nào để bảo vệ môi trường và con người?

Hãy phân loại rác thải, và túi ni lông sau khi sử dụng. Tuyệt đối không được tự ý chôn lấp, vì sẽ gây đến việc ô nhiễm nguồn nước. Cũng không được đem đốt, ni lông khi cháy sẽ tạo thành khí Cacbonic, metan là những chất gây hiệu ứng nhà kính và sinh ra dioxin. Tất cả những loại khí đấy đều không tốt với sức khỏe con người.
Hãy giảm thiểu sử dụng túi ni lông nếu có thể:
Hạn chế sử dụng túi bằng cách tái sử dụng nhiều lần. Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng túi ni lông để đựng thực phẩm.

Túi ni lông thuận tiện thì cũng đúng, cũng khá hữu ích.. Nhưng hãy sử dụng chúng một cách có hiệu quả, để giảm thiểu chất thải ra môi trường. Góp phần làm sạch môi trường, cũng chính là bảo vệ nơi mà bạn đang sống cơ mà./