Nội dung chính
Ngày nay, xã hội luôn phát triển không ngừng với tốc độ chóng mặt. Kéo theo đó là những công trình, khu công nghiệp ra đời ngày càng nhiều. Xã hội hóa khiến đời sống con người nâng cao hơn. Nhưng cũng đồng nghĩa với việc gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Cần có những biện pháp để xử lý nước thải, chất thải bảo vệ môi trường.
Xử lý chất thải là vấn đề luôn được quan tâm
Chất thải của các hộ gia đình, bệnh viện, khu công nghiệp,… Là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm môi trường. Vấn đề xử lý nước thải hiện nay đang là vấn đề bức thiết của toàn xã hội. Bởi hầu hết các cơ quan đoàn thể chưa có biện pháp xử lý triệt để vấn đề này.
Xử lý nước thải là một quá trình làm sạch nước thải bằng cách loại bỏ các chất ô nhiễm thông qua các hệ thống sinh hóa học. Sản phẩm đầu ra của xử lý nước thải thường là một chất thải bán rắn hoặc bùn. Trước khi được thải ra môi trường hoặc tái sử dụng cần phải xử lý hơn nữa. Nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải y tế, nước thải thủy sản,… Là những loại nước thải phổ biến với số lượng lớn thải ra hàng giờ. Quy trình xử lý mỗi loại nước thải cũng khác nhau. Chúng ta hãy cùng đi vào quy trình xử lý chung và cụ thể của từng loại nhé.
Sơ đồ quy trình xử lý nước thải chung:
Quy trình xử lý nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt là nước thải chứa các chất hữu cơ gây ô nhiễm môi trường. Chất thải này là vô cùng lớn qua quá trình sinh hoạt của các hộ dân cư, công nhân, nhân viên ở công ty,…
Trong nước thải sinh hoạt chứa các thành phần ô nhiễm chính như BOD5, COD, Nito, Photpho. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt. Như: xử lý cơ học (chắn rác, lọc, bể lắng,…), xử lý sinh học, xử lý hóa học,… Quy trình xử lý nước thải có thể được chia làm các bước chính sau đây:
+ Nước thải sinh hoạt từ các nguồn gốc sinh hoạt của con người được sơ chế trước khi vào hố thu gom.
+ Sau đó, nước thải sinh hoạt sẽ được bơm lên bể điều hòa. Cùng với sự tác động của máy thổi khí để điều hòa lưu lượng của nước thải. Tránh tình trạng lắng cặn, PH có được điều hòa và ổn định.
+ Nước thải từ bể điều hòa bơm tiếp sang bể sinh học hiếu khí dính bám để được xử lý sinh học.
+ Tiếp đó, phần bùn sẽ được chứa ở bể chứa bùn và được xử lý theo quy định. Phần nước sẽ tự chảy sang bể lắng và được xử lý lần nữa ở bể khử trùng. Sau đó sẽ được xử lý theo quy định.
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp:
Là nước thải từ các khu văn phòng và từ những nhà máy, xí nghiệp của các khu công công nghiệp. Khác với nước thải sinh hoạt, độ ô nhiễm được dựa trên nồng độ các chất BOD5, COD, Nito, Photpho. Nước thải công nghiệp được sản sinh ra từ nhiều nơi với các chất thải đa dạng hơn. Thế nên, việc xử lý nước thải công nghiệp sẽ qua nhiều công đoạn hơn. Trước khi được xử lý thì nước thải công nghiệp bắt buộc phải được xử lý sơ bộ. Quy trình xử lý nước thải công nghiệp cơ bản được tóm tắt thông qua sơ đồ dưới đây:
Quy trình xử lý nước thải công nghiệp cơ bản
+ Nước thải công nghiệp đã được xử lý sơ bộ trước. Theo mạng lưới thoát nước chảy vào bể tiếp nhận. Trong bể tiếp nhận được thiết kế song chắn rác. Chúng có tác dụng để giữ lại các loại rác có kích thước lớn hơn hoặc bằng 0,75mm. Đảm bảo cho các quá trình sau được diễn ra trơn tru.
+ Sau khi nước thải được chảy qua bể tiếp nhận được chảy vào bể tách mỡ. Bể tách dầu có nhiệm vụ tách dầu ra khỏi nước thải bằng máng gạt dầu. Váng dầu được đưa vào bể chứa dầu.
+ Tiếp đó nước thải được bơm vào bể điều hòa. Bể điều hòa là nơi được sục khí liên tục. Nhằm điều hòa dung lượng nước thải tránh tình trạng ứ đọng cặn ở bể. Nước thải sẽ tự chảy vào bể keo tụ tạo bông.
+ Tại bể keo tụ tạo bông dưới xúc tác của hóa chất điều chỉnh PH, hóa chất keo tụ lại. Tạo ra những bông cặn lớn để chảy sang bể tuyến nổi.
+ Ở bể tuyến nổi lượng cặn nổi cùng với dầu mỡ được dẫn về bể chứa bùn nhờ gạt tự động. Nước thải tiếp tục chảy sang bể kỵ khí để xử lý sinh học. Các quá trình sinh học được diễn ra ở bể này. Bao gồm các quá trình thủy phân, axit hóa, acetate hóa.
+ Nước thải sau khi ra khỏi bể bùn hoạt tính dính bám được chảy tràn về bể lắng. Trong bể lắng xảy ra quá trình lắng tách và giữ lại phần bùn. Sau đó, một phần của bùn được bơm tuần hoàn về bể kỵ khí và thiếu khí. Phần còn lại bơm về bể chứa bùn được xử lý theo quy định.
Quy trình xử lý nước thải y tế:
Nước thải y tế mang một nguồn lớn mầm bệnh gây bệnh nguy hiểm cho con người. Đặc biệt từ các hoạt động khám chữa bệnh, xử lý các dụng cụ y tế, các cuộc phẫu thuật cho bênh nhân,…sẽ sản sinh ra các hóa chất trong nước thải. Để xử lý chúng là một điều không hề dễ dàng. Vậy nên, việc xử lý nước thải y tế vô cùng quan trọng đối với tất cả các quốc gia trên thế giới. Thông qua bảng thống kê dưới đây chúng ta có thể hình dung ra được lượng ô nhiễm trong nước thải y tế như thế nào:
Nếu sử dụng quy trình xử lý nước thải y tế một cách hợp lý và hiện đại. Chúng ta có thể hạn chế được tối đa những tác hại của nước thải y tế ảnh hưởng đến môi trường. Quy trình đó được tóm gọn một cách cơ bản theo các bước chính sau đây:
+ Bước 1: Nước thải y tế được chảy vào bể gom có thanh chắn rác nhằm loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn. Đây được xem như là một bước sơ chế nước thải.
+ Bước 2: Sau khi qua bể gom, nước thải được chảy vào bể điều hòa. Tại bể điều hòa xảy ra quá trình điều hòa lưu lượng nước thải, nước sẽ được chảy vào bể sinh học.
+ Bước 3: Bể sinh học là nơi diễn ra các quá trình sinh hóa học, chuyển hóa, phân hủy chất hữu cơ tồn đọng trong nước.
+ Bước 4: Tiếp theo, nước thải được bơm vào bể Anoxic để xử lý tổng hợp các chất hóa học: Khử BOD, nitrat hóa, khử Photpho,…
+ Bước 5: Nước thải tiếp tục được chảy vào bể khử trùng, còn bùn được bơm vào bể chứa bùn và được xử lý theo quy định.
Quy trình xử lý nước thải thủy sản:
Nền kinh tế thủy sản luôn phát triển một cách mạnh mẽ không ngừng nghỉ. Kéo theo đấy là những hệ lụy của chất thải ngành chế biến thủy sản, gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường sống. Thế nên, mỗi cơ sở sản xuất thủy sản cần trang bị một hệ thống xử lý nước thải tiên tiến và chất lượng nhất.
Nước thải thủy sản chứa phần lớn từ các chất hữu cơ từ động vật. Trong đó có chứa protein và chất béo là thành phần khó phân hủy nhất. Những chất này, khi hòa vào nguồn nước sẽ làm suy giảm nồng độ Oxy hòa tan trong nước do vi sinh vật sử dụng Oxy để phân hủy các chất hữu cơ. Amonia là chất độc hại đối với tôm, cá. Quy trình xử lý nước thải thủy sản được thực hiện qua các bước cơ bản sau đây:
+ Nước thải từ hệ thống thu gom được màng lọc giữ lại các chất thải mảnh to như nilon, giấy,… để quá trình xử lý được thực hiện tốt hơn. Sau đấy, cũng như các cách xử lý nước thải sinh hoạt hay công nghiệp. Nước thải thủy sản được chảy sang bể điều hòa. Từ bể điều hòa nước thải chuyển sang bể sinh học. Bể sinh học sẽ xảy ra các quá trình trao đổi chất xử lý các chất trong nước thải.
+ Tiếp đó, nước thải chảy sang bể lắng để tách lặng căn bã nước thải. Bùn thì sẽ được chuyển về bể chứa bùn. Cuối cùng nước thải được bơm vào bể khử trùng để xử lý tiếp. sau cùng sẽ được chuyển về nơi tiếp nhận.
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt luôn là vấn đề bức thiết trên thế giới hiện nay. Việc xử lý nước thải sinh hoạt là một điều nan giải và không hề dễ dàng chút nao.Để giải quyết vấn đề này, các sản phẩm có hệ thống xử lý nước thải của các công ty lần lượt ra đời. Các sản phẩm trên thị trường hiện nay luôn được trang bị một cách tiên tiến, hiện đại nhất có thể. Mỗi sản phẩm có những tính năng và ưu điểm riêng phù hợp với từng loại nước thải.
Đương nhiên, quan trọng nhất vẫn là chất lượng và hiệu quả cao của hệ thống xử lý. Để đạt được điều này các hệ thống phải đảm bảo nghiêm ngặt trong từng khâu làm việc. Hệ thống máy móc phải được trang bị đầy đủ, kiểm tra liên tục. Tất cả hướng đến mục tiêu giảm lượng ô nhiễm, làm sạch môi trường.