Nội dung chính
Ô nhiễm nước ở Việt Nam đang là thực trạng hết sức báo động. Xã hội ngày càng phát triển thì lượng chất thải sinh hoạt, công nghiệp cũng tăng lên theo cấp số nhân. Lượng thải càng nhiều nhưng các hệ thống xử lý tập trung không đủ để giải quyết. Kèm theo các thói quen xả thải bừa bãi đã làm ô nhiễm môi trường nước vô cùng nghiêm trọng.
Ô nhiễm nước là gì?
Ô nhiễm nước là nguồn nước bị nhiễm hóa chất hoặc các chất độc hại gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe con người, thực vật hoặc động vật, môi trường hệ sinh thái.
Ô nhiễm nguồn nước xảy ra khi các chất độc hại xâm nhập vào các vùng nước như hồ, sông, đại dương…Các chất này có thể bị hòa tan, lơ lửng hoặc đọng lại trong nước. Những chất gây ô nhiễm môi trường nước bao gồm: phân bón và thuốc trừ sâu, chất thải công nghiệp, chì, thủy ngân và các kim loại nặng khác.
Nó gây ra nhiều hậu quả to lớn như ảnh hưởng đến sức khỏe của con người, làm cá chết và nhiễm độc hàng loạt. Hệ sinh thái bị biến đổi theo chiều hướng tiêu cực.

Xem thêm: Tổng hợp các bước thông tắc cống tại Hoàn Kiếm
Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước ở Việt Nam
Ý thức người dân
Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm nước ở Việt Nam là do ý thức của con người. Mọi người vứt bỏ những phế phẩm trong quá trình sinh hoạt một cách tự do mà không qua xử lý. Đặc biệt là vứt rác thải xuống ao,hồ, sông, suối. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước.
Do suy nghĩ của nhiều người rằng những việc mình làm chỉ là việc quá nhỏ bé, không đủ để tác động làm hại môi trường. Những suy nghĩ này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc giáo dục cũng như chính sách bảo vệ môi trường của các thế hệ mai sau. Làm cho môi trường nước ngày càng ô nhiễm nặng nề.

Doanh nghiệp thiếu trách nhiệm trong xử lý nước thải
Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước ở Việt Nam đó là doanh nghiệp thiếu trách nhiệm trong xử lý nước thải. Kinh tế ngày càng phát triển, nhiều nhà máy và khu công nghiệp mọc lên. Làm cho vấn đề ô nhiềm nguồn nước càng tăng cao. Hơn 60% các khu công nghiệp tại Việt Nam không có hệ thống xử lý nước thải. Hoặc nếu có thì vẫn chưa đáp ứng đủ yêu cầu trong hạn chế ô nhiễm. Do đó nước thải công nghiệp xả trực tiếp ra sông, hồ làm cho nguồn nước tự nhiên bị nhiễm độc.
Hậu quả của ô nhiễm nước ở Việt Nam
Ảnh hưởng đến sức khỏe con người
Ô nhiễm nguồn nước gây hậu quả, ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Tỉ lệ những người mặc các bệnh cấp và mãn tính như: Tiêu chảy, nấm da, viêm da, ung thư.. Ngày càng gia tăng với tốc độ cao và ngày càng không kiểm soát được.
Nếu con người tiếp xúc nhiều với nguồn nước chứa hóa chất độc hại như chì, thủy ngân, asen thì tỉ lệ mắc ung thư cao gấp vài chục lần so với những nơi khác.

Ảnh hưởng môi trường đất
Khi nước bị ô nhiễm, đất trở nên cằn cỗi, không thích hợp cho cây trồng. Cây cối khi trồng trên đất bị ô nhiễm thường không sống được. Điều này ảnh hưởng đến hệ sinh thái và sinh vật sống. Điều này dẫn đến nhiều hệ lụy như đất bị xói mòn, dẫn đến tình trạng lũ quét, sạt lở mỗi khi mùa mưa lũ tại những vùng núi. Ngoài ra thu hẹp môi trường sống của những thực vật, động vật. Môi trường đất ô nhiễm, làm cho hệ nước ngầm bị ô nhiễm, điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người.

Ảnh hưởng môi trường không khí
Nước bị ô nhiễm làm cho không khí cũng từ đó bị ô nhiễm theo. Không khí toàn vi khuẩn có hại, gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Gây ra hiện tượng mưa axit, bụi mịn trong không khí cao. Ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân làm thủng tầng ô zôn. Tăng hiệu ứng nhà kính làm Trái Đất nóng lên, phá hủy các khu sinh thái sẵn.

Biện pháp khắc phục ô nhiễm nguồn nước
Xử lý nước thải đúng cách
Xử lý nước thải đúng cách là một giải pháp hiệu quả để khắc phục thực trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam. Chúng ta cần có quy trình làm sạch tiên tiến và khép kín. Từ đầu vào lẫn đầu ra của quá trình sản xuất. Bảo trì, thay thế và sữa chữa những cơ sở hạ tầng xử lý nước thải đã cũ. Khuyến khích các biện pháp xử lý nước thải thân thiện với môi trường như xử lý nước thải bằng bùn vi sinh. Xử lý nước thải bằng bùn vi sinh vừa chi phí thấp mà an toàn với môi trường. Do vậy cần khuyến khích biện pháp xử lý này. Để khắc phục tình trạng ô nhiễm nước ở nước ta.
Ngoài ra xử lý nước thải đúng cách bằng xây dựng các điểm thu gom rác thải tập chung. Để chôn lấp, xử lý theo phương pháp chuyên biệt, tránh bị ngấm vào nước ngầm.

Luật pháp và chính sách chống ô nhiễm
Luật pháp nên quy định chặt chẽ các hành vi gây ô nhiễm nguồn nước. Có chế tài xử phạt thật nặng những đơn vị, doanh nghiệp hoặc người dân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn nước. Ngoài ra có những chính sách động viên, khen thưởng những cá nhân, tổ chức có thành tích tốt trong phòng chống ô nhiễm môi trường. Có như vậy mới khắc phục được phần nào thực trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam thời gian gần đây.
Nâng cao ý thức cá nhân
Thường xuyên tuyên truyền, giáo dục ý thức bảo vệ nguồn nước trên các phương tiện thông tin đại chúng. Giáo dục trong nhà trường, các hoạt động đoàn thể để mọi người dân nâng cao ý thức hơn trong việc bảo vệ nguồn nước. Các cá nhân và tổ chức nhận thức được sự nguy hiểm của ô nhiễm môi trường nước có thể giáo dục gia đình, bạn bè và thậm chí cả xã hội thông qua các chiến dịch vận động để tạo ảnh hưởng trên quy mô lớn.
Mỗi người dân cần có ý thức bảo vệ nguồn nước và môi trường sống xung quanh mình, vứt rác đúng nơi quy định. Hạn chế sử dụng túi ni lông, sử dụng các sản phẩm sinh học, hữu cơ để cùng nhau bảo vệ môi trường.
Hiện nay tình trạng ô nhiễm nước ở Việt Nam đang ở mức báo động nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn còn có thể cứu vãn nếu mỗi người đều góp sức, chung tay bảo vệ môi trường. Vì bảo vệ môi trường chính là bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta cũng như các thế hệ mai sau. Hãy cùng chung tay, góp sức để gìn giữ một môi trường xanh – sạch – đẹp các bạn nhé!