Nội dung chính
Nếu đã từng được đến Nhật Bản, bạn sẽ phải ngạc nhiên khi nơi đây không có một mẩu rác trên đường. Đôi khi kiếm tìm một chiếc thùng rác thôi cũng khó. Vậy người Nhật đã đối mặt với rác thải thế nào?nike air jordan high tops nike air jordan shoes super bowl champions top sex toys sex toy store adidas yeezy foam real hair wigs for women nfl apparel nfl jersey nike air max 95 adidas yeezy foam nike air jordan mid nike air max excee women’s adidas yeezy 500 nfl jersey for sale
Những nhà máy xử lý rác ở Nhật Bản không giống với nơi đâu trên thế giới. Hãy cùng xem những điều “kì quặc” trong những quy định xử lý rác thải ở đây nhé.
Ra ngõ mang theo túi rác.
Không biết công việc đầu tiên của bạn trong buổi sáng là gì? Nhưng đối với người Nhật, công việc đầu tiên là “vứt rác”. Nghe thật lạ phải không?? Trước khi đến chỗ làm, nhiệm vụ của những người đàn ông trong nhà là vứt rác vào thùng rác cố định, hoặc máy thu gom ở tầng 1.
Chính những người Nhật còn đùa với nhau rằng, “ông xã chính là 1 cái máy vứt rác” đấy nhé.
Tinh thần tự giác từ nhỏ:
Từ bậc tiểu học ở Nhật Bản, các ngôi trường đã giáo dục ngay cho các em nhỏ việc giữ gìn vệ sinh. Tính tự giác và nhận thức của học sinh nơi đây cao đến mức. Những trường từ bậc tiểu học lên đến đại học thường không cần thuê người dọn dẹp vệ sinh. Tất cả những học sinh, sinh viên vào giờ nghỉ trưa. Sẽ đều tham gia dọn dẹp sân trường, với tinh thần hăng hái, phấn khởi.
Thế mới thấy, người Nhật ý thức tự giác cao như thế nào. Nhất là trong việc bảo vệ môi trường đấy nhé. Bạn còn nhớ đến dịp World Cup vừa rồi chứ? Dù thua nhưng người hâm mộ vẫn nán lại để dọn dẹp sân vận động rồi mới rời đi. Thật đáng khâm phục luôn.
Xem thêm: cho hộ gia đình và công ty
Khi đến Nhật Bản, bạn sẽ thấy phương tiện công cộng siêu sạch.
Hệ thống giao thông công cộng của xứ sở hoa anh đào có thể xếp hạng thứ 1 trên thế giới. Các loại tàu, xe bus đều đảm bảo về độ an toàn, cơ sở vật chất,.. Và đặc biệt là rất sạch sẽ. Chính sự sạch sẽ này, cũng chẳng ai dám xả rác bừa bãi ra môi trường trong lành của họ cả.

Muốn vứt rác, cũng phải theo lịch 😮
Nhật chia làm 3 loại rác và thu gom vào từng ngày cố định trong tuần.
- Loại 1 được gọi là “rác cháy được” (nôm na là rác hữu cơ đó :D) bao gồm như: giấy, đồ ăn thừa, vỏ trái cây,..
Loại này có thể tái chế lại thành phân bón. Hoặc làm nguyên liệu đốt cho máy tua bin phát điện.
- Loại 2 là “rác không cháy được” (rác vô cơ): Nhựa, đồ hộp,..
- Loại 3 là “rác tài nguyên” như là: Gỗ, thủy tinh,…
Nhựa thì có thể trực tiếp đem đi tái chế, hoặc có thể ép thành các khối cứng như bê tông nhằm lấp biển mở rộng đất đai.
Từng loại sẽ được thu gom vào 1 ngày nhất định. Loại 1 thu gom vào ngày thứ Hai, thứ Năm. Loại 2 thu vào ngày thứ Sáu. Và loại 3 thu vào ngày thứ Bảy.
Người dân phải tự phân loại rác theo 3 loại kể trên, và để vào túi nilong trong (hầu như người dân Nhật không dùng nilong đen). Đến ngày đổ rác thì tự để vào chỗ quy định.
Ví dụ như, khi bạn mua 1 hộp sữa tươi thì sau khi uống xong. Hộp giấy sẽ được xếp vào túi loại 1, và chỉ được vứt vào ngày thứ Hai, thứ Năm. Ống nhựa bé xíu vậy thôi sẽ được bỏ vào loại 2. Nếu vô tình vứt nhầm mà bị phát hiện, sẽ có thư nhắc nhở ngay đó. Như thế chẳng phải sẽ rất dễ dàng cho việc xử lý rác thải sau này sao?
Bạn biết không? Ở Nhật còn có 1 ngôi làng được mệnh danh là sạch nhất, và không có 1 cọng rác nào cơ. Xem thêm tại đây nhé
Bước vào nhà máy xử lý rác thải, bạn cần phải đổi giày.
Khi được thăm quan các nhà máy xử lý rác thải ở Nhật. Bất kể là nhà máy tiêu hủy rác, hay là trạm chung chuyển rác đi nữa. Thì việc đầu tiên khi bạn vào, là phải đổi giày. Bạn sẽ được đi một loại giày da khá thoải mái và tiện dụng.

Khu vực quanh nhà máy khá sạch sẽ, yên ắng. Chưa kể phong cách thiết kế còn độc đáo nữa chứ. Bạn sẽ không thấy bất kì một mùi “lạ” nào ở đây. Cảm giác như đang đi thăm 1 tòa làm việc cao cấp, chứ không phải nhà máy xử lý rác thải ở Nhật Bản đâu 😀

Tranh nhau mua hàng tái chế:
Trung tâm thu mua các tài nguyên có thể tái sử dụng ở Nhật giống như một cửa hàng trưng bày vật dụng gia đình. Theo giới thiệu, vì đời sống được nâng cao nên có rất nhiều gia đình muốn mua mới vật dụng, các vật dụng cũ vì thế từ khắp mọi nơi tập trung về đây.
Ở Nhật Bản, sẽ có những cửa hàng thu mua các tài nguyên có thể tái sử dụng. Sau quá trình tẩy rửa chuyên nghiệp, sửa sang. Và chúng sẽ được “tái sinh” và bán lại cho những người có nhu cầu. Những vật dụng “Secondhand” này có giá rẻ hơn. Hấp dẫn nhiều du khách. Lượng cung không đủ cầu, nên người dân Nhật Bản đã tranh nhau mua. Nhiều lúc còn phải rút thăm xem ai sẽ là người sở hữu nó nữa. “Kỳ cục” ghê cơ ý =))
Người Nhật không có khái niệm “chỉ làm sạch chỗ của mình” mà sẵn sàng giữ cho môi trường luôn sạch đẹp. Vì thế, không ai khi đến Nhật, mà không khỏi trầm trồ, đắm đuối và muốn ở lại lâu thật lâu. Để tận hưởng những điều mà chỉ có ở xứ sở hoa anh đào văn minh này nhé
-Minh Ngọc-
Nguồn: Tổng hợp