Nội dung chính
Nhân tố sinh thái là gì? Các nhân tố sinh thái của môi trường? Có mấy loại? Các nhân tố sinh thái có ảnh hưởng gì đến đời sống của sinh vật không? Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu nhé.
Nhân tố sinh thái là gì? Có mấy nhóm nhân tố sinh thái?
Khái niệm hiểu theo nghĩa đơn giản nhất. Đó là những yếu tố của môi trường tác động tới sinh vật.
(hồi xưa còn đi học, khái niệm nào cũng ngắn như vậy có phải tốt không =)) )
Tùy vào theo tính chất của các nhân tố sinh thái, mà người ta sẽ chia thành 2 nhóm: Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh (không sống) và nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh (sống)
Nhân tố vô sinh là gì?
Là tất cả các nhân tố vật lý và hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. Bao gồm các điều kiện sống như nhiệt độ, độ ẩm không khí, ánh sáng,…
Nhân tố hữu sinh là gì?
Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh là thế giới hữu cơ của môi trường. Là những mối quan hệ giữa một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) này với một sinh vật (hoặc nhóm sinh vật) khác sống xung quanh. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người được nhấn mạnh nhất. Là nhân tố có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật.
Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm.
Trong nhóm sinh thái hữu sinh này. Lại được chia nhỏ thành 2 nhóm: Nhóm nhân tố sinh thái con người, và nhóm nhân tố sinh thái các sinh vật khác.
Nhóm nhân tố con người được tách ra thành một nhóm riêng. Vì hoạt động của con người khác với các sinh vật còn lại. Có thể nói, vì con người có trí tuệ, nên ngoài việc khai thác nguyên liệu. Con người còn góp phần to lớn để cải tạo nên thiên nhiên.
Hãy kể tên những nhân tố sinh thái ảnh hưởng tới đời sống sinh vật
Ánh sáng, nhiệt độ, nước và độ ẩm, và một số nhân tố khác nữa. Đây là những nhân tố mà ảnh hưởng tới đời sống sinh vật.
Tiện đang tìm hiểu về môi trường sinh thái, thì trong môi trường sinh thái cũng có cả khái niệm Giới hạn sinh thái và Ổ sinh thái. Cùng đi tìm hiểu thêm về 2 khái niệm này nhé.
Giới hạn sinh thái là gì?
Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái, mà trong khoảng đó. Sinh vật có thể tồn tại và phát triển theo thời gian.
Giới hạn sinh thái lại được chia thành 4 khoảng:
Giới hạn dưới: Là khi ở dưới điểm này, sinh vật sẽ chết
Giới hạn trên: Trên thời điểm này, sinh vật cũng sẽ chết
Khoảng thuận lợi: Đây là khoảng của nhân tố sinh thái ở mức phù hợp. Nhằm đảm bảo cho sinh vật chức năng sống tốt nhất. Hay là khoảng phát triển thuận lợi nhất của sinh vật.
Khoảng chống chịu: Đây là khoảng của nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật. Cũng có thể hiểu là khoảng giá trị, mà khi vượt quá, sinh vật sẽ chết.
Ví dụ: Giới hạn sinh thái ở cá rô phi nuôi ở Việt Nam từ 5,6oC – 42oC.
Có thể hiểu là, giới hạn dưới là 5,6 oC
Giới hạn trên là 42oC
Khoảng thuận lợi sẽ là từ 20-35oC.
Lưu ý: Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố sinh thái rộng và ngược lại.
Ổ sinh thái là gì?
Ổ là một sự phù hợp của một loài khi sống dưới những điều kiện môi trường cụ thể. Vì thế, ổ sinh thái miêu tả một sinh vật, hoặc quần thể phản ứng lại với sự phân bố của tài nguyên và đối thủ cạnh tranh.
- Những loài có ổ sinh thái không giao nhau -> không cạnh tranh
- Những loài có ổ sinh thái giao nhau càng lớn -> cạnh tranh khốc liệt -> loài chiếm ưu thế hơn thì sẽ phát triển tiếp. Còn loài kém ưu thế có thể bị tiêu diệt hoặc là di cư.
- Các loài gần nhau về nguồn gốc, khi sống chung trong hoàn cảnh. Chúng có xu hướng phân ly ổ sinh thái. Và tạo điều kiện cho các loài tận dụng môi trường sống và hạn chế sự cạnh tranh.
Hy vọng với một ít thông tin cơ bản này. Sẽ phần nào giúp bạn hiểu hơn về khái niệm “nhân tố sinh thái là gì?” Cũng như tìm hiểu thêm về các yêu tố nhân tố vô sinh, nhân tố hữu sinh, giới hạn sinh thái, và ổ sinh thái. Hãy cùng đón chờ những bài viết của chúng tôi nhé.
-Minh Ngọc-
Nguồn: moitruonghaidang.com