Nội dung chính

4.5/5 - (2 bình chọn)

Quy chuẩn nước thải công nghiệp đang là vấn đề đáng được lưu tâm nhất hiện nay. Bởi các khu công nghiệp mọc lên như nấm, giúp giải quyết được nhiều việc làm cho người dân địa phương. Đồng thời làm tăng thêm GDP cho đất nước. Cũng như thu hút được nhiều sự đầu tư của nước ngoài.

Tuy nhiên, nước thải công nghiệp tại các khu công nghiệp lại là nguyên nhân chính. Gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường nước và ô nhiễm không khí gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người.

Tìm hiểu về nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp là gì?

Nước thải công nghiệp là nước thải sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các công đoạn sản xuất. Các hoạt động phục vụ cho sản xuất như nước thải khi tiến hành vệ sinh công nghiệp. Hay hoạt động sinh hoạt của công nhân viên nhà máy.

Nước thải công nghiệp rất đa dạng, khác nhau về thành phần cũng như lượng phát thải. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, tính hiện đại của công nghệ. Tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý của cơ sở và ý thức cán bộ công nhân viên.

nước thải công nghiệp là gì

Phân loại nước thải công nghiệp

Nước thải công nghiệp được phân ra thành 2 loại chính:

Nước thải bẩn, là nước thải sinh ra từ quá trình sản xuất sản phẩm, xúc rửa máy móc thiết bị. Từ quá trình sinh hoạt của công nhân viên. Đặc điểm của loại nước này là chứa nhiều tạp chất, chất độc hại, vi khuẩn…
Nước thải không bẩn là loại nước sinh ra chủ yếu để làm nguội thiết bị, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh. Ngưng tụ hơi nước cho nên loại nước thải này thường được quy ước là nước thải sạch.

Xem thêm: Thong tac bon cau tai Ha Dong giá tốt, chất lượng cao

Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp

Xử lý theo phương pháp vật lý

Xử lý theo phương pháp vật lý. Giúp các tạp chất lơ lửng lắng có kích thước và trọng lượng lớn được tách khỏi nước thải.

Theo qui trình công nghệ xử lý vật lý, rác và các tạp chất bẩn có kích thước lớn được giữ lại ở song chắn rác. Hoặc lưới chắn rác và được loại bỏ ra ngoài. Nước thải sau đó được dẫn qua bể xử lý nước thải. Cụ thể ở đây là qua bể lắng cát để loại bỏ các tạp chất vô cơ chủ yếu là cát.

Việc tách cát ra khỏi nước, nhiều trường hợp hết sức cần thiết để đảm bảo hiệu quả xử lý cho các công trình tiếp theo. Các chất hữu cơ lắng được và nhất là thuận lợi cho công trình xử lý sinh học ở bước tiếp theo.

Quá trình lắng có thể thực hiện ở bể lắng ngang, lắng đứng tùy theo công suất, mặt bằng, điều kiện địa chất công trình.

Xử lý theo phương pháp hóa học

Xử lý theo phương pháp hóa học là dùng sử dụng hóa chất trong quá trình xử lý. Hóa chất sử dụng để trung hòa hoặc kết tủa được kiến nghị là các axit: HCl, H2SO4, CaO (vôi bột), Ca(OH)2. Hoặc bấ t kỳ loại axit kiềm nào khác mà khu công nghiệp có thể cung cấp.

Sau khi trung hòa đến pH cho phép. Nước thải được xả vào hệ thống cống thải chung của toàn khu công nghiệp.

Xử lý nước thải nhiễm bẩn bằng phương pháp sinh học

Quá trình xử lý này thường diễn ra đối với nước thải có chứa nồng độ bẩn hữu cơ cao. Như nhà máy chế biến lương thực, thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, sữa, thủy hải sản… Phương pháp xử lý thường được sử dụng là dùng các biện pháp xử lý sinh học.

Xử lý sinh học sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí như: Bể lọc sinh học hiếu khí (Biophin), bùn hoạt tính hiếu khí (Aerotank).

Hoặc với sự tham gia của vi sinh vật kỵ khí như : Bể lọc bông bùn kỵ khí — UASB, lọc sinh học kỵ khí.

Tuy nhiên các phương pháp này được áp dụng cụ thể tùy thuộc từng trường hợp. Căn cứ vào loại chất thải hữu cơ, nồng độ chất thải ban đầu. Cũng như tính chất đặc trưng của chất thải hữu cơ có trong nước thải.

Xử lý nước thải bằng bùn vi sinh hoạt tính

Tham khảo: Công ty thong tac nha ve sinh chuyên nghiệp #1

Quy chuẩn nước thải công nghiệp

Công thức tính giá trị tối đa của nước thải

Giá trị tối đa cho phép của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải được tính toán như sau:

          Cmax = C x Kq x Kf

Trong đó:

Cmax là giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.

C là giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp quy định tại Bảng 1 phía dưới.

Kq là hệ số nguồn tiếp nhận nước thải ứng với lưu lượng dòng chảy của sông, suối, khe, rạch, kênh, mương. Dung tích của hồ, ao, đầm.

Kf là hệ số lưu lượng nguồn thải với tổng lưu lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp khi xả vào nguồn tiếp nhận nước thải.

Giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp

Bảng 1:

quy chuẩn nước thải công nghiệp

quy chuẩn nước thải công nghiệp

Trong đó:

  • Cột A của bảng quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp. Khi xả vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
  • Cột B quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp. Khi xả vào nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

 

Hệ số Kq ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải

Bảng 2:

hệ số kq

Trong đó

  • Q được tính theo giá trị trung bình lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận nước thải. Được tính bằng cách 3 tháng khô kiệt nhất của 3 năm liên tiếp (số liệu của cơ quan Khí tượng Thuỷ văn).

Hệ số Kq ứng với dung tích của nguồn tiếp nhận nước thải

Nguồn tiếp nhận nước thải là hồ, ao, đầm được quy định tại bảng dưới đây:

Bảng 3:

hệ số kq với dung tích nguồn tiếp nhận

Trong đó:

  • V được tính theo giá trị trung bình dung tích của hồ, ao, đầm tiếp nhận nước thải. Trong 3 tháng khô kiệt nhất của 3 năm liên tiếp (số liệu của CQKT Thuỷ văn).

Trong trường hợp nguồn tiếp nhận nước thải không có số liệu về lưu lượng dòng chảy thì hệ số Kq được tính như sau:

  • Sông, suối, khe, rạch, kênh, mương thì áp dụng Kq = 0,9.
  • Hồ, ao, đầm không có số liệu về dung tích thì áp dụng Kq = 0,6.
  • Vùng nước biển ven bờ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh. Đầm phá nước mặn và nước lợ ven biển áp dụng Kq = 1.
  • Vùng nước biển ven bờ không dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh, thể thao hoặc giải trí dưới nước áp dụng Kq = 1,3.

Hệ số lưu lượng nguồn thải Kf

Bảng 4:

hệ số kf

Trong đó:

Lưu lượng nguồn thải F được tính theo lưu lượng thải lớn nhất.

Những thông tin trên đây, hi vọng giúp các bạn hiểu được quy chuẩn nước thải công nghiệp và cách tính của nó. Giúp cho bạn nắm được cách tính để biết được khi nào nguồn nước của doanh nghiệp của bạn không đạt quy chuẩn.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *